Lưu ý khi xây nhà mới gia chủ cần biết
Xây nhà là việc trọng đại của cả một đời người, vì thế gia chủ cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bạn những lưu ý khi xây nhà mới, giúp bạn xây nhà thuận lợi, hợp phong thủy và tiết kiệm tối đa chi phí.
1. Bàn bạc với các thành viên trong gia đình
Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu có thêm các thành viên khác thì bạn nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Điều này sẽ giúp bạn biết được nên thiết kế không gian chung và riêng như thế nào cho hợp lý, đảm bảo mọi thành viên có thể sống thoải mái trong nhà mới.
2. Xem tuổi và chọn hướng nhà theo phong thủy
Xây nhà là việc trọng đại, vì thế, bạn cần xem tuổi của mình trong năm đó có hợp để làm nhà hay không. Một năm đẹp để xây nhà thuận lợi là không phạm phải các hạn Tam tai, Kim lâu hay Hoang ốc.
Bên cạnh việc xem tuổi, bạn cũng nên chọn hướng nhà hợp với mệnh của mình. Bởi theo phong thủy, việc chọn được hướng nhà hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp thu hút nhiều vận may, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc.
3. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh khi xây nhà
Để có thể tính toán chính xác kinh phí làm nhà, bạn cần phải nắm rõ các mục cần chi, từ việc mua đất, giá cả vật liệu xây dựng, tiền công, trang trí nội thất… Khi tiến hành làm nhà, bạn phải bám sát theo kế hoạch ban đầu để tránh phát sinh thêm nhiều chi phí.
Trên thực tế, dù có tính toán kỹ đến đâu thì khi xây nhà, ít nhiều bạn vẫn sẽ bị phát sinh thêm chi phí. Vì thế, bạn nên dự trù thêm từ 10 – 30% kinh phí để nếu như có phát sinh thêm thì bạn vẫn có đủ tiền để chi trả.
4. Nắm rõ quy trình xây dựng nhà ở
Việc nắm rõ quy trình xây dựng nhà ở sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối về pháp luật, chi phí phát sinh, tiến độ thi công hay chất lượng về kết cấu nhà ở… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các quy định về xây nhà ở dân dụng, quy định về thi công hay giấy phép xây dựng nhà ở… để tránh các rắc rối liên quan đến pháp luật.
5. Thiết kế bản vẽ chi tiết cho căn nhà
Để thiết kế bản vẽ chi tiết cho căn nhà, bạn hãy tìm đến các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm hoặc các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
-
Kiến trúc sư kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp tốt nhất, giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn vật liệu xây dựng, tư vấn cấu trúc căn nhà hợp phong thủy, tránh thiếu sót trong quá trình thi công nhà.
-
Nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương án lựa chọn đồ dùng nội thất phù hợp với mong muốn về không gian sống cũng như khả năng chi trả của bạn.
6. Lựa chọn nhà thầu xây dựng
Lựa chọn nhà thầu xây dựng là một việc hết sức quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng và kiến trúc công trình nhà ở của bạn. Vì thế, bạn nên tham khảo từ người thân, bạn bè đã xây nhà để tìm được nhà thầu uy tín, có năng lực và giàu kinh nghiệm.
Khi chọn được nhà thầu, bạn nên làm hợp đồng ghi rõ mọi điều khoản, thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của mình nếu có phát sinh mâu thuẫn. Một đó điều khoản, thỏa thuận nên có trong hợp đồng như: khoán từng phần hay khoán toàn bộ, tính toán riêng tiền vật liệu/nhân công…
7. Tìm hiểu giá cả vật liệu xây dựng
Để mua được vật liệu xây dựng chất lượng cùng mức giá hợp lý, bạn hãy tham khảo giá cả ở nhiều đại lý khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét chọn mua vật liệu ở những đại lý gần nhà để tiện đường cho việc vận chuyển.
Ngoài ra, xây nhà vào thời điểm giá vật liệu xây dựng leo thang sẽ khiến kinh phí xây nhà bị độn lên cao. Vì thế, bạn nên theo dõi thị trường vật liệu xây dựng để biết được giá cả hiện giờ như thế nào. Từ đó, đưa ra quyết định có nên xây nhà vào thời điểm này hay không.
8. Chọn mùa thích hợp để xây nhà
Việc chọn mùa để xây nhà cũng rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng lẫn thời gian hoàn thiện căn nhà. Ví dụ:
-
Vào mùa khô, việc đổ bê tông nhanh khô và tiến độ thi công nhanh hơn. Tuy nhiên, xét về mặt kết cấu thì đổ bê tông vào mùa này dễ bị nứt do giãn nở nhiệt.
-
Vào mùa mưa, bê tông khi đổ sẽ ít bị giãn nở nhiệt và dễ dàng xử lý chống thấm hơn. Tuy nhiên, thời gian thi công vào mùa này thường kéo dài do bị ảnh hưởng bởi mưa.
9. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý
Để tránh những rủi ro không mong muốn về mặt pháp lý, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
-
Khu đất mà bạn chuẩn bị xây dựng phải được công nhận về mặt pháp lý, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
-
Phải có giấy phép xây dựng do chính quyền địa phương nơi có đất cấp phép. Thông thường, để được cấp giấy phép xây dựng, bạn phải mất từ 20 ngày đến 1 tháng.
-
Phải có đầy đủ hồ sơ thiết kế, bản vẽ xin phép xây dựng của đơn vị tư vấn thiết kế công trình.
TÍNH CHI PHÍ XÂY DỰNG
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mẫu phòng khách nhà ống 5m có cầu thang đẹp và hiện đại
Đặt trong tổng thể kết cấu ngôi nhà, cầu thang chính là một bộ phận khăng khít để lưu thông...
Cách tính chi phí xây nhà 2 tầng chuẩn nhất? Báo giá xây nhà 2 tầng
Chi phí xây nhà 2 tầng sẽ bao gồm: chi phí pháp lý, chi phí thiết kế và chi phí...
5 kinh nghiệm cần biết khi chọn công ty xây nhà trọn gói
Đối diện với xây nhà, bạn lo lắng về việc chọn công ty trọn gói phù hợp? Bạn đứng giữa...
5 lưu ý không nên bỏ qua khiến phòng khách rộng bất ngờ
Phòng khách là bộ mặt của cả căn nhà khi khách đến chơi. Nếu diện tích phòng khách chật, bạn...
Kinh nghiệm thiết kế và xây nhà lần đầu cho gia đình trẻ
Từ việc lên kế hoạch tài chính, lên ý tưởng thiết kế, lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất,...
Quy trình xây nhà
Quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước? Quy trình xây nhà gồm 7 bước cơ bản cần nắm rõ: Lập kế hoạch xây...
Bí quyết tính toán và tối ưu chi phí làm nhà
Nhiều chủ nhà mất ăn, mất ngủ, bỏ bê công việc, thậm chí gia đình xảy ra mâu thuẫn khi...
Lưu ý khi xây nhà mới gia chủ cần biết
Xây nhà là việc trọng đại của cả một đời người, vì thế gia chủ cần có sự chuẩn bị...
Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín
Việc chọn nhà thầu xây dựng tốt sẽ giúp gia chủ có được căn nhà hoàn thiện như ý cả...
GỬI YÊU CẦU BÁO GIÁ
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để nhận được bảng báo giá chi tiết của chúng tôi!